Có nên thờ 2 Ông Địa Thần tài tại nhà hay nơi làm ăn, kinh doanh là thắc mắc của rất nhiều người. Thờ cúng Thần Tài- Ông Địa là phong tục tín ngưỡng từ lâu đời của người Việt. Trong quan niệm phong thủy hai vị thần này mang đến may mắn, tài lộc, tiền của, bàn thờ Thần tài-Thổ địa thường được đặt tại các cửa hàng nơi làm ăn, kinh doanh nhằm thu hút khách khứa, tăng lợi nhuận. Tại bài viết sau đây gốm bát tràng phong thủy Tiên Anh sẽ cung cấp thêm thông tin đến quý vị và các bạn.
Có nên thờ 2 Ông Địa Thần Tài không?
Có nên thờ 2 Ông Địa Thần Tài không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Để giải đáp cho thắc mắc này Gốm Phong Thủy Tiên Anh sẽ cung cấp ý nghĩa của việc thờ cúng Thần Tài – Thổ địa đến quý vị và các bạn.
Ông Thần Tài: Theo các tích xưa Thần Tài là một vị thần linh trên trời, người chuyên cai quản tiền bạc, tài lộc. Thần Tài không may bị rơi xuống trần gian những cửa hàng mà ông đi qua đều làm ăn sung túc, khách vào nườm nượp. Chính vì vậy những gia đình làm ăn, buôn bán cho rằng việc lập bàn thờ tại công ty, cửa hàng, văn phòng, nơi làm ăn, kinh doanh sẽ giúp việc làm ăn, buôn bán được thuận lợi, mang đến tài lộc, vượng phát cho gia chủ.
Ông Địa: Người xưa có câu “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, họ cho rằng mảnh đất nơi mình sinh sống, làm ăn có thần linh cai quản, bảo vệ. Vị thần đó chính là Thổ Địa, là người cai quản đất đi, sự sống tại mảnh đất nơi con người sinh sống. Tại Việt Nam mỗi khi các gia đình thực hiện các công việc liên quan đến đất cát như đào móng, hạ thổ, đào ao, đào giếng, xây nhà,… sẽ thực hiện nghi thức cúng Thổ Công để xin phép, báo cáo.
Hiện nay việc thờ Thần Tài-Thổ Địa phổ biến nhất vẫn là thờ trực tiếp tại các nhà hàng, cửa hàng, công ty, văn phòng,… Đối với các gia đình không kinh doanh buôn bán tốt nhất gia chủ không nên thờ cúng Thần tài. Bởi theo phong thủy Thần tài giúp thu hút khách khứa từ đó tăng doanh thu, tài lộc cho trong việc buôn bán. Trong khi đó nhà ở bình thường không cần đến làm ăn, tấp nập nên không nên thờ cúng Thần tài để tránh gặp những điều không may.
Thờ Thần Tài – Ông địa ở cửa hàng, công ty
Đối với các gia đình việc thờ cúng Thần Tài-Thổ Địa nên đặt cùng trên một bàn thờ để tiện lợi cho việc thờ cúng cũng như đảm bảo mang đến ý nghĩa trọn vẹn về phong thủy. Ông Thần Tài giúp thu hút khách khứa, tài lộc, vượng khí, tiền của cho gia chủ. Trong khi đó bàn thờ Thần tài lại mang đến tác dụng giúp cai quản, bảo vệ đất đai, xua đuổi tà khí, ma quỷ cho cửa hàng. Có nên thờ 2 Ông Địa Thần Tài cùng một bàn thờ hay không? – Câu trả lời là Có.
Vị trí đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa ở cửa hàng, công ty
Để việc thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa mang đến may mắn, tránh phạm húy thì việc lựa chọn vị trí đặt bàn thờ là vô cùng quan trọng. Bàn thờ Thần Tài-Thổ Địa phải đặt ở vị trí thuận lợi để các ngài có thể cai quản, quán xuyến cũng như ban tài lộc, thu hút khách khứa. Cụ thể khi đặt bàn thờ Thần Tài- Thổ Địa các gia chủ cần lưu ý một số điểm sau đây:
Nên đặt bàn thờ tại vị trí gần lối đi lại của cửa hàng, gần với cửa chính nhằm thu hút tài lộc, tăng vượng khí.
Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa cần được đặt ở mặt đất, lưng dựa vào tường nhằm tạo nên địa thế chắc chắn, vững chãi cho bàn thờ.
Vị trí đặt bàn thờ Thần tài-Thổ địa cần được đặt hướng về nơi sáng sủa, rộng rãi, thoáng mát. Không được đặt bàn thờ gần các vị trí như nhà vệ sinh, phòng ngủ, phòng bếp, nhà kho, nơi u ám, xú uế,…
Thờ Thần tài – Ông địa ở nhà
Đối với các gia đình kinh doanh, buôn bán, có cửa hàng tại nhà muốn lập bàn thờ thì chủ nên lập mình bàn thờ Thần tài. Bởi gia đình nào cúng có bàn thờ thờ Thổ Công riêng nên không cần phải thờ Thổ Công cùng Thần tài nữa. Bên cạnh đó việc thờ cúng cùng một lúc 2 ông Thổ Công trên một mảnh đất còn phạm kiêng kỵ trong thờ cúng tâm linh. Chính vì vậy tốt nhất các gia đình chỉ nên lập bàn thờ thờ cúng Thần Tài trong nhà.
Đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa ở đâu trong nhà?
Cũng giống như bàn thờ Thần Tài tại cửa hàng, bàn thờ Thần tài đặt tại nhà cũng cần đáp ứng các nguyên tắc tương tự. Cụ thể khi chọn vị trí đặt bàn thờ Thần tài các gia chủ nên chú ý một số yếu tố sau đây:
- Đặt bàn thờ Thần tài tại vị trí gần cửa, gần vị trí làm ăn kinh doanh nơi có nhiều người qua lại.
- Đặt bàn thờ Thần tài sát vào tường, sắt mặt đất nhằm tạo thế dựa vững chãi cho bàn thờ.
- Khi đặt bàn thờ Thần tài không được đặt cao như bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Ông Công-Ông Táo
- Không đặt bàn thờ dưới gầm cầu thang, đối diện, nằm gần hoặc nằm dưới nhà vệ sinh, nhà kho, nhà tắm, phòng bếp,… nơi u ám
- Đặt bàn thờ Thần tài nhìn về hướng thông thoáng, sạch sẽ, thông thoáng. Không đặt bên ngoài sân, ngoài hiên không có mái che, nơi có ánh sáng và gió chiếu thẳng.
Các vật phẩm và đồ thờ cúng cần có trên bàn thờ Thần tài- Ông Địa
Bàn thờ Thần tài – Thổ địa thường có diện tích nhỏ nên đồ thờ cúng chỉ bao gồm các món đồ cơ bản. Cụ thể trên bàn thờ Thần tài-Thổ địa sẽ bao gồm các vật phẩm không thể thiếu sau đây:
- Tượng Ông Thần tài và Thổ Địa
- Bát hướng
- Lọ hoa
- Mâm bồng
- Kỷ chén thờ 3 hoặc 5 ngai
- Đèn thờ
- Hũ muối, gạo, nước
Ngoài các vật phẩm thờ cúng cơ bản trên các gia đình có thể chuẩn bị thêm các vật phẩm phong thủy để tăng may mắn như: Cóc Thiềm Thừ (Cóc phong thủy ngậm tiền), Tượng Cải thảo, Tỏi phong thủy, Cây Kim tiền-Phát lộc,…
Cách sắp xếp các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Thần tài
Ngoài chuẩn bị đầy đủ vật phẩm phong thủy trên bàn thờ Thần Tài-Thổ Địa các gia đình còn cần lưu ý đến cách sắp xếp. Trong quan niệm phong thủy thờ cúng việc sắp xếp đồ thờ cúng trên bàn thờ cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Điều này sẽ giúp tăng may mắn, thể hiện lòng thành tâm của gia chủ cũng như tránh phạm húy dẫn đến các điềm xui.
Bên cạnh đó việc sắp xếp vật phẩm thờ cúng đúng phong thủy tâm linh còn giúp bàn thờ Thần Tài- Thổ địa trở nên gọn gàng, có tính thẩm mỹ hơn. Gốm Phong Thủy Tiên Anh sẽ tư vấn cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài-Thổ địa đúng chuẩn phong thủy qua hình ảnh sau đây:
Những lưu ý khi thờ cúng Thần tài – Ông địa
Ngoài thắc mắc có nên thờ 2 Ông Địa Thần tài tại cửa hàng và tại nhà không nhiều người còn không băn khoăn về các nguyên tắc khi thờ cúng hai vị thần này. Để tăng tài lộc, thể hiện lòng thành kính với đấng thần linh bề trên khi thờ cúng các gia đình cần chú ý:
- Thắp hương dâng lễ vật lên bàn Thần tài-Thổ địa vào ngày Vía Thần tài (Ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng).
- Vào các ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng thắp hương dâng lễ vật lên ông Thần tài và Thổ Địa.
- Lễ vật dâng lên Ông Địa và Thần Tài có thể cúng lễ mặn hoặc lễ chay tùy theo các gia đình. Do Thần tài thích lễ mặn nên các gia đình nên cúng lễ mặn vào ngày mùng 10 hàng tháng.
- Lễ vật cúng mặn thường bao gồm thịt heo hoặc gà, vịt quay, trứng luộc, thịt lợn-gà luộc, tôm, cua,… Có thể chuẩn bị thêm cả rượu.
- Thường xuyên lau dọn, vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng bàn thờ Thần tài – Ông Địa. Khi dọn dẹp không nên xê dịch bàn thờ, tượng và đồ thờ cúng.
- Có thể thực hiện tắm tượng Thần tài với nước ngũ hương vào ngày Vía Thần Tài.
- Gia chủ nên thắp hương vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đóng cửa hàng để tăng may mắn trong việc buôn bán, làm ăn, kinh doanh
- Nên thờ cúng trái cây tươi, chọn các loại trái cây có màu sắc tươi tắn, hình tròn, dài như: Chuối, bưởi, táo, lê, dưa hấu, nho,… Nên chọn các loại hoa có màu sắc tươi tắn, mang đến may mắn như: Cúc, hồng, hoa sen, đồng tiền, thủy tiên,…
- Gốm Phong Thủy Tiên Anh vừa giải đáp thắc mắc có nên thờ 2 Ông Địa Thần tài tại nhà và cửa hàng không đến quý vị và các bạn. Mong rằng bài viết của chúng tôi đã mang đến các thông tin hữu ích đến quý vị và các bạn. Để biết thêm các thông tin và mẹo hay trong phong thủy bạn có thể theo dõi các bài viết khác tại trang web Gomphongthuy.com.vn của chúng tôi.