Từ ngàn xưa đến nay người Việt có phong tục tập quán thờ cúng ông bà tổ tiên và chư vị Thần-Phật. Đây được xem là một trong những nét đẹp văn hóa tín ngưỡng tâm linh đặc sắc của người Việt. Việc thờ cúng gia tiên thể hiện truyền thống hiếu kính và đạo lý nhớ về nguồn cội được người Việt tôn thờ. Tại bài viết sau đây Gốm Bát Tràng Phong Thủy Tiên Anh sẽ cung cấp cách bài trí bàn thờ gia tiên và bài trí bàn thờ hợp phong thủy tín ngưỡng tâm linh đến quý vị và các bạn.
Bàn thờ gia tiên trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt
Tại Việt Nam và rất nhiều nước châu Á việc thờ cúng gia tiên được xem là phong tục tập quán từ ngàn xưa. Người Việt tôn thờ đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn”, lấy Hiếu kính để giáo dục con cháu đời sau. Việc thờ cúng ông bà gia tiên tiền tổ được xem là cách để người con sống tưởng nhớ, thể hiện sự tôn trọng, lòng biết ơn đến người đã khuất. Không những thế thờ cúng gia tiên còn được xem là cách nhớ về cội nguồn, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Thờ cúng ông bà tổ tiên còn được xem là cách người Việt giáo dục và hướng con cháu của mình về cội nguồn. Để con cháu đời sau hiếu kính và tôn trọng với đời trước, gìn giữ các nét đẹp văn hóa của gia đình. Ngoài ra việc thờ cúng còn là một nét đẹp tâm linh, là sợi dây gắn kết giữa hai thế giới âm và dương, giữa người đã khuất và người còn sống. Có thể nói việc thờ cúng còn giúp người còn sống yên tâm về mặt tâm linh, tư tưởng.
Người Việt còn cho rằng việc thờ cúng ông bà tổ tiên còn là cách để cầu mong sự bình yên, may mắn, sức khỏe cho con cháu trong gia đình. Theo đó người đã khuất sẽ phù hộ, ban phước lành đến con cháu trong gia đạo, giúp việc làm ăn, cuộc sống và sức khỏe luôn được tốt đẹp. Người Việt cũng cho rằng càng thể hiện lòng thành tâm khi thờ cúng thì đấng bề trên càng ban nhiều phước lành cho con cháu. Chính vì vậy cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy được xem là vô cùng quan trọng.
Cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy tín ngưỡng tâm linh
Trong quan niệm tâm linh của người Việt việc sắp xếp, bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy là vô cùng quan trọng. Đối với các gia chủ lập bàn thờ mới hoặc di chuyển bàn thờ đến vị trí khác nên tìm hiểu về cách bài trí bàn thờ gia tiên tránh phạm húy. Đồ thờ cúng trên bàn thờ cần được đặt đúng vị trí dựa trên các nguyên tắc về phong thủy tâm linh. Cụ thể bàn thờ gia tiên được sắp xếp và bài trí dựa trên các vị trí sau đây:
1. Khám thờ
Khám thờ thường được làm từ chất liệu gỗ với các hoa văn trang trí, chạm khắc cầu kỳ. Vị trí đặt khám thờ trên bàn thờ gia tiên là ở bên trong cùng, sát với tường. Khám thờ thường có cấu tạo thêm phần cửa, phía bên trong của khám thờ được đặt bài vị, linh vị tổ tiên. Thông thường tại các gia đình có truyền thống thờ cúng, gia phả lâu đời, hay tại các bàn thờ từ đường thì khám thờ được xem là đồ thờ cúng không thể thiếu. Tuy nhiên tại bàn thờ gia tiên của các gia đình hiện nay thường không sử dụng khám thờ.
2. Ngai thờ (ỷ thờ)
Ỷ thờ hay còn được biết đến với tên gọi là ngai thờ được sử dụng phổ biến trong văn hóa tín ngưỡng thờ cúng hiện nay. Ỷ thờ được sử dụng thay thế cho khám thờ nhằm tiết kiệm diện tích trên ban thờ. Bên cạnh đó khám thờ thường khá cầu kỳ, thường sử dụng cho các gia đình có truyền thống thờ cúng, gia phả lâu đời nên nhiều gia đình lựa chọn ỷ thờ để thay thế. Ỷ thờ được đặt chính giữa tại vị trí trong cùng của bàn thờ. Bên trong ỷ thờ được dùng đặt bài vị gia tiên hay còn gọi là thần chủ.
3. Ảnh thờ
Ảnh thờ chính là di ảnh của người đã mất được đặt theo nguyên tắc Nam tả-Nữ hữu. Bạn có thể hiểu đơn giản ảnh của người đã khuất là Nam sẽ được đặt ở phía bên trái và ảnh của người đã khuất là nữ sẽ được đặt ở phía bên phải. Hướng đặt ảnh được xét theo hướng nhìn từ phía trong ra, hướng của chủ tọa bàn thờ.
4. Đèn Thái Cực
Đèn Thái Cực thường được đặt ngay dưới chân khám thờ, ỷ thờ và được đặt chính giữa của bàn thờ. Người xưa có quan niệm rằng ngọn đèn Thái Cực luôn phải sáng nhằm kết nối giữa người đã khuất và người còn sống. Trước đây đèn Thái cực thường là đèn dầu, ngày nay để đảm bảo tính an toàn và tiện lợi người ta sử dụng đèn điện để thay thế. Khi lựa chọn đèn Thái Cực các gia đình cần lưu ý nên lấy loại đèn có ánh sáng vàng yếu hoặc ánh sáng đỏ, không nên lấy ánh sáng trắng hay các màu quá chói.
5. Bộ đỉnh hương
Bộ đỉnh hương trên bàn thờ còn được gọi là tam sự, ngũ sự. Bộ tam sự bao gồm lư đồng đặt ở vị trí trung tâm kèm theo đôi hạc đứng trên lưng rùa và hai cặp chân nến đồng đặt hai bên. Bộ tam sự, ngũ sự được đặt chính giữa bàn thờ trước ngai thờ. Vào các dịp lễ tết, giỗ chạp gia chủ sẽ tiến hành đốt hương trầm trong lư đồng nhằm tạo ra không gian thờ cúng linh thiêng. Tuy nhiên nếu diện tích bàn thờ nhỏ và cảm thấy không cần thiết các gia đình có thể không cần dùng đến độ đỉnh thờ.
6. Bình hoa, mâm quả
Theo quan niệm thờ cúng tâm linh của người Việt việc sắp xếp lọ hoa và mâm quả sẽ được thực hiện theo nguyên tắc “Đông bình- Tây quả”. Theo đó lọ hoa sẽ được sắp xếp ở phía đông và mâm ngũ quả sẽ được đặt ở phía Tây. Khi nhìn từ bên ngoài vào bình hoa sẽ được đặt ở bên phải và mâm hoa quả sẽ được đặt ở bên trái. Tuy nhiên hầu hết bàn thờ hiện nay đều đặt 2 bình hoa và 2 mâm quả cân xứng ở hai bên.
7. Cặp chân nến (đèn Lưỡng Nghi)
Trong quan niệm thờ cúng của người Việt yếu tố cân bằng âm dương là vô cùng quan trọng. Ông bà ta cho răng Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi nên khi thờ cúng phải có 2 cặp chân nến được đặt cân xứng ở hai bên góc bàn thờ. Người xưa cũng cho rằng cây nến ở bên trái sẽ tượng trưng cho yếu tố Dương là mặt trời, cây nến ở bên phải tượng trưng cho yếu tố Âm hay còn gọi là mặt trăng.
8. Bát hương
Bát hương chính là vật phẩm thờ cúng quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ. Tùy thuộc vào phong tục thờ cúng mà các gia đình có thể chọn 1 hoặc 3 bát hương. Bát hương sẽ được đặt chính giữa trước ngai thờ. Đối với các gia đình thờ chung gia tiên, bà cô, ông mãnh và thổ công trên cùng 1 bàn thờ sẽ dùng 3 bát hương. Trong đó bát hương Thổ Công có kích thước lớn nhất được đặt ở chính giữa. Bên trái là bát hương gia tiên tiền tổ có kích thước nhỏ hơn, bên phải là bát hương Bà Cô-Ông Mãnh, Huyền cô-Huyền cậu có kích thước bằng bát hương gia tiên.
9. Ba chén nước
Tùy thuộc vào thói quen thờ cúng mà các gia đình có thể chọn kỷ chén 3 hoặc 5 ngai. Hoặc các gia chủ có thể sử dụng 3 hoặc 5 chén thờ. Chén thờ thường được đặt trước bán hương được dùng để đựng rượu hoặc nước vào các dịp lễ, tết, giỗ cũng như vào các ngày tuần trong tháng.
Các lưu ý khi bố trí và bài trí bàn thờ gia tiên
Khi sắp xếp bàn thờ gia tiên các gia chủ cần lưu ý tránh một số điều kiêng kỵ có thể làm mất đi tính linh thiêng cũng như phạm húy làm đấng bề trên nổi giận, trách phạt. Cụ thể cách bài trí bàn thờ gia tiên cần lưu ý tránh một số vấn đề sau:
- Không đặt bàn thờ gia tiên gần, đối diện các vị trí như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà kho, phòng chơi trẻ em, nhà bếp, phòng ngủ. Không đặt bàn thờ dưới nhà vệ sinh, phòng chơi trẻ em,…
- Bàn thờ gia tiên cần đặt cùng hướng với hướng nhà, hợp phong thủy với gia chủ trong nhà. Các gia đình nên chọn tuổi gia chủ để chọn được hướng đặt bàn thờ hợp phong thủy.
- Bàn thờ nên đặt ở nơi yên tĩnh, trang trọng trong nhà, tránh những nơi ồn ào, hay có động. Tốt nhất các gia đình nên lập bàn thờ riêng tại tầng cao nhất trong nhà để đảm bảo tính linh thiêng.
- Không nên đặt bàn thờ đối diện cửa sổ có thể làm mất may mắn, hao tổn sinh khí. Trong trường hợp đặt bàn thờ cùng phòng khách nên dùng bình phong hoặc rèm để tạo không gian riêng.
- Không đặt bàn thờ đối diện với gương
Gốm Phong Thủy Tiên Anh vừa cung cấp cách bài trí bàn thờ gia tiên và bài trí bàn thờ đúng chuẩn phong thủy tâm linh đến quý vị và các bạn. Đơn vị của chúng tôi hiện đang cung cấp các sản phẩm đồ thờ cúng, vật phẩm thờ cúng gốm Bát Tràng. Mong rằng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến quý vị và các bạn. Để biết thêm các thông tin về tín ngưỡng thờ cúng, phong thủy bạn có thể theo dõi thêm các bài viết mới tại Gốm Phong Thủy Tiên Anh.