Sơ Đồ và Cách Bày Bát Hương Bàn Thờ Gia Tiên Đúng Phong Thủy

Cách Bày Bát Hương Bàn Thờ Gia Tiên

Đối với người Việt nói riêng và văn hóa Á Đông nói chung bát hương là vật phẩm tâm linh vô cùng quan trọng. Bát hương không chỉ là một vật phẩm thờ cúng thông thường mà còn là vật kết nối giữa hai thế giới âm dương. Chính vì vậy việc lựa chọn bát hương cũng như bố trí bát hương sao cho đúng được người Việt hết sức quan tâm. Tại bài viết sau đây xưởng gốm phong thủy Tiên Anh sẽ cung cấp cách bày bát hương bàn thờ gia tiên đúng chuẩn phong thủy đến quý vị và các bạn.  

Cách Bày Bát Hương Bàn Thờ Gia Tiên
Cách Bày Bát Hương Bàn Thờ Gia Tiên

Cách bày bát hương bàn thờ gia tiên chính xác

Thờ cúng ông bà tổ tiên là một trong những nét đẹp trong phong tục tập quán của người Việt. Tập tục này thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, lấy hiếu kính làm trọng của người Việt từ xưa đến nay. Đây cũng chính là cách người Việt thể hiện sự tôn trọng, lành thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến người đã khuất cũng như giáo dục con cháu đời sau. Không những thế thờ cúng gia tiên tiền tổ còn mang đến ý nghĩa tâm linh cầu xin may mắn, bình an, sức khỏe từ đấng bề trên. Đây cũng là cách người sống kết nối với thế giới bên kia, yên tâm về mặt tâm linh. 

Cách bày bát hương bàn thờ gia tiên
Cách bày bát hương bàn thờ gia tiên

Cũng chính bởi luôn coi trọng tín ngưỡng thờ cúng nên người Việt thường rất cẩn trọng trong việc lựa chọn, bày trí bát hương trên bàn thờ. Bát hương được xem là vật phẩm thờ cúng quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ. Đây chính là vật dụng được dùng để cắm hương, kết nối giữa thế giới âm và dương. Bát hương còn được xem là nơi các vị Thần-Phật, Ông bà tổ tiên ngự trên trần gian. Thông thường trên bàn thờ của người Việt sẽ có từ 1 đến 3 bát hương tùy theo mục đích thờ cúng và số lượng bàn thờ trong nhà. 

Bát hương được dùng để thờ cúng ai?

Bát hương không chỉ là vật phẩm thờ cúng thông thường, với công dụng cắm hương mà còn mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp khác. Bát hương chính là sợi dây gắn kết giữa người đã khuất, chư vị Thần-Phật với con cháu, người sống. Đây chính là vật phẩm đại diện cho yếu tố âm và dương. Bát hương trên bàn thờ thường được làm từ chất liệu sứ với các họa tiết quen thuộc như: Rồng cuộn mây, hoa sen,… Bát hương cũng là nơi gia chủ tường nhớ, tỏ lòng thành kính và cầu xin gia tiên, tiền tổ cũng như chư vị Thần linh. Thông thường bát hương được chia thành 3 cấp bậc thờ cúng được dùng cho các đối tượng như: 

Bát hương được dùng để thờ cúng ai?
Bát hương được dùng để thờ cúng ai?

Thờ Phật: Phật giáo là tôn giáo lớn mạnh và có sức ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam. Người Việt tôn trọng những giá trị giáo dục và cách sống mà Đạo Phật đã truyền dạy. Đối với các gia đình thờ Phật thường có thêm bát hương thờ Phật nhằm cầu mong bình an, sức khỏe, thanh tịnh, giúp gia đình thoát khỏi các tai ương,…

Thờ Thần: Ngoài đạo Phật thì người Việt còn có truyền thống thờ cúng các vị Thần linh. Theo quan niệm của dân gian mỗi mảnh đất nơi con người sinh sống, làm việc, kinh doanh đều có thần linh cai quản. Chính vì vậy để công việc làm ăn và cuộc sống được thuận lợi các gia đình thường thờ các vị thần linh cai quản như: Thần Tài, Thổ Địa, Thổ công,…

Bát hương đắp nổi Mệnh Thổ màu vàng vẽ vàng 24K
Bát hương đắp nổi Mệnh Thổ màu vàng vẽ vàng 24K

Thờ gia tiên: Tại Việt Nam hầu hết các gia đình đều có bàn thờ gia tiên tiền tổ. Đây chính bàn thờ dùng để thờ cúng các vị gia tiên nhằm tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục cũng như tỏ lòng thành kính, ghi nhớ nguồn cội, gốc rễ của mình. Các gia đình thờ cúng gia tiên còn nhằm giáo dục con cháu về truyền thống tôn trọng đấng bề trên, đạo lý lấy hiếu kính làm trọng, uống nước nhớ nguồn.

Cách bày bát hương bàn thờ gia tiên

Cách bày trí bát hương trên bàn thờ gia tiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể tùy thuộc vào số lượng bát hương trên bàn thờ là 1 hay 3 mà các gia đình có thể bố trí bát hương sao cho phù hợp. Bên cạnh đó tùy thuộc vào việc bạn là con trưởng hay con thứ, là người thờ tự chính hay thờ vọng mà việc lựa chọn số lượng và cách bố trí bát hương sẽ khác nhau. Ngoài ra việc bố trí bát hương còn phụ thuộc vào văn hóa và quan niệm từng vùng miền, địa phương. 

Cách bày bát hương bàn thờ gia tiên
Cách bày bát hương bàn thờ gia tiên

Tuy nhiên về cơ bản cách bày bát hương trên bàn thờ gia tiên khá đơn giản. Bát hương là vật phẩm quan trọng được đặt tại vị trí chính giữa của bàn thờ. Đối với các mẫu bàn thờ có 1 bát hương cách bày sẽ đơn giản hơn so với các gia đình đặt 3 bát hương trên bàn thờ. Cụ thể đối với các gia đình sử dụng 3 bát hương trên bàn thờ nhà mình có thể sắp xếp bát hương theo trình tự và cách bố trí sau đây: 

  • Bát hương ở giữa có kích thước, chiều cao lớn nhất được dùng để thờ Thổ Công, thần linh trong nhà. 
  • Bát hương bên phải sẽ có kích thước nhỏ hơn được dùng để thờ gia tiên tiền tổ trong gia đình. 
  • Bát hương cuối cùng nằm bên trái có kích thước nhỏ hơn được dùng để thờ cúng ông mãnh, bà cô, huyền cô, huyền cậu trong nhà.
Sơ đồ cách bày bát hương gia tiên trên bàn thờ
Sơ đồ cách bày bát hương gia tiên trên bàn thờ

Thông thường bát hương thờ Thổ Công ở giữa sẽ có kích thước lớn như 20, 22, 24cm. Hai bát hương bên cạnh sẽ có kích thước nhỏ hơn với đường kính từ 18, 20, 22cm. Cả 3 bát hương sẽ được đặt trên một đường thẳng bằng nhau tại trị trí chính giữa của bàn thờ gia tiên. Các bát hương sẽ được đặt cách nhau khoảng 3 đến 5cm tùy vào diện tích bàn thờ. Bát hương thường được đặt trước di ảnh, bộ tam sự và đặt sau bộ kỷ chén thờ. 

Quy trình bốc bát hương đúng phong thủy

Bát hương là một vật phẩm thờ cúng vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng tâm linh thờ cúng của người Việt. Đây chính là nơi vật kết nối giữa thế giới dương trần nơi con người sống với thế giới bên kia nơi người thân của chúng ta sống khi mất đi. Không những thế bát hương còn là nơi kết nối con người với chư vị thần linh với thế giới âm. Theo quan niệm dân gian bát hương còn là nơi gia tiên nương nhờ, ngự khi về dương gian thăm con cháu. Chính vì vậy việc lựa chọn bát hương cũng như bốc bát hương cần được thực hiện cẩn thận dựa trên quy trình và các nguyên tắc phong thủy. 

Quy trình bốc bát hương đúng phong thủy
Quy trình bốc bát hương đúng phong thủy

Chuẩn bị bát hương

Hầu hết các gia đình Việt đều lựa chọn bát hương được làm từ chất liệu sứ. Tùy thuộc vào số lượng bát hương mà các gia đình có thể chọn mua bát hương sao cho phù hợp. Gia chủ nên mua bát hương đơn giản với màu sắc gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng từ xưa đến nay như bát hương nền men trắng họa tiết lam. Nên chọn các họa tiết trên bát hương quen thuộc và mang lại may mắn như: Rồng cuộn mây, hoa sen, hoa cúc, cá chép,… Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích thờ cúng và điều kiện mà các gia đình có thể chọn mẫu bát hương sứ men ròng vẽ tay hoặc men rạn đắp nổi,…

Chuẩn bị bát hương
Chuẩn bị bát hương

Sau khi lựa chọn được mẫu và số lượng bát hương ưng ý, gia chủ cần vệ sinh, tẩy trần chúng trước khi đưa vào sử dụng. Tốt nhất bạn nên rửa qua bát hương với rượu gừng hoặc nước muối loãng. Bạn cũng có thể dùng nước ngâm cánh hoa tươi để làm sạch bát hương, loại bỏ những phần hữu hình, vô hình tồn tại trong bát hương. Nước rửa bát hương nên vẩy ra sân, vườn, gốc cây, không nên đổ xuống cống. Sau khi làm sạch dùng khăn mềm sạch lau khô cả trong và ngoài bát hương. 

Chuẩn bị tro

Sau khi đã mua và làm sạch bát hương các gia đình có thể thực hiện bước tiếp theo là thêm tro cốt cho bát hương. Theo quan niệm phong thủy và dân gian xưa bát hương dùng pháp là bát hương cần có tro cốt bao gồm các vật như: 

Bát hương men ngọc lục bảo rồng Bát Tràng phi 20
Bát hương men ngọc lục bảo rồng Bát Tràng phi 20
Bát hương Bát Tràng đắp nổi P19 men lam trắng
Bát hương Bát Tràng đắp nổi P19 men lam trắng

7 thứ báu hay còn gọi là thất bảo: vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,… Ngoài ra trong bát hương còn cần có thêm tiền âm và tiền dương. Thông thường người ta sẽ dùng tiền dương có màu sắc mang lại may mắn là màu đỏ có mệnh giá là số 5 được gấp lại thành hình con thuyền và được xếp xung quanh khối thất bảo,… Cốt bát hương đúng chuẩn phong thủy bao gồm các vật phẩm giúp tụ khí cho bát hương thường bao gồm tro và bộ thất bảo. Trong trường hợp gia đình bạn không quá cầu kỳ chỉ cần chuẩn bị tro sạch được tốt từ rơm nếp mới là được. Ở một số nơi thay vì dùng tro các họ lại thay thế bằng cát sạch. 

Quy trình bốc bát hương mới

Trước khi tiến hành bốc bát hương mới gia chủ cần tắm rửa, tẩy trần, ăn mặc chỉnh tề. Gia chủ cũng cần rửa sạch tay bằng nước gừng hoặc bằng rượu trắng sau đó lau khô tay bằng khăn sạch. Khi tiến hành bốc bát hương gia chủ cần thực hiện bốc từng nắm tro nhỏ đặt vào bát hương. Trong quá trình bốc tro gia chủ cần đếm theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử, lặp đi lặp lại. Khi miệng bát hương gần đầy gia chủ cần đếm làm sao để nắm hương cuối cùng rơi vào chữ sinh nhằm mang đến may mắn, bình an cho gia đạo. 

Khi bốc tro bát hương gia chủ lưu ý nên cho vào từng nắm, lắc nhẹ bát hương chứ không nên nén hoặc dùng tay ấn quá chặt. Trước khi tiến hành bốc bát hương nên đọc bài văn khấn xin phép các vị thần linh. Trong trường hợp gia chủ không hiểu rõ về nghi lễ bố bát hương tốt nhất lên nhờ đến thầy cúng, thầy chùa, thầy sứ để tránh phạm húy cũng như gặp phải điều không may mắn, kiêng kỵ. 

Đặt bát hương lên bàn thờ khi đã bốc bát hương xong

Đặt bát hương lên bàn thờ khi đã bốc bát hương xong
Đặt bát hương lên bàn thờ khi đã bốc bát hương xong

Sau khi tiến hành xong nghi thức bốc bát hương, gia chủ tiến hành đặt bát hương lên bàn thờ nhà mình. Cụ thể các gia chủ có thể thực hiện đặt bát hương theo quy trình sau đây: 

  • Lau dọn sạch sẽ, khô ráo bàn thờ
  • Đặt bát hương thờ Thần linh, Thổ Công ở giữa, đây là bát hương có kích thước lớn nhất
  • Cạnh bát hương giữa về phía bên phải là bát hương thờ Tổ tiên có kích thước nhỏ hơn
  • Bát hương cuối cùng đặt ở phía bên trái bát hương lớn nhất có kích thước bằng với bát hương thờ Tổ tiên, đây là bát hương thờ Ông Mãnh, Bà Cô, huyền cô, huyền cậu trong nhà. 
Bát hương vẽ rồng chầu Nguyệt Bát Tràng men lam S4 p18
Bát hương vẽ rồng chầu Nguyệt Bát Tràng men lam S4 p18

Trong trường hợp bát hương có quá nhiều chân hương gia chủ nên tiến hành rút chân nhang. Lễ rút chân nhang có thể thực hiện vào các ngày rằm, mùng 1 Âm lịch hàng thắng hoặc vào dịp Tết Ông Công-Ông Táo vào ngày Tất niên. Khi rút chân nhang các gia chủ nên lưu ý để lại 3, 5, 7, 9 chân nhang cũ. Đối với chân nhang đã nên mang đi đốt thành tro sau đó rải xuống sông, suối, gốc cây,… cho mát. 

Lễ vật cúng bốc bát hương

Lễ vật cúng bốc bát hương không cần quá long trọng, không yêu cầu mâm cao cỗ đầy, các gia đình không cần chuẩn bị lễ mặn. Thông thường đối với lễ cúng bốc bát hương các gia đình chỉ cần chuẩn bị hoa tươi, trái cây tươi, nước sạch là được. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính, thành tâm của gia chủ. Khi tiến hành khấn lễ gia chủ nên thắp nhang sau đó mở hết các cửa trong nhà, phòng thờ cho thông thoáng. Sau khi đặt bát hương mới gia chủ nên thắp 3 nén hương, vào những lần sau chỉ cần thắp một nén là được. 

Lễ vật cúng bốc bát hương
Lễ vật cúng bốc bát hương

Bố trí lễ vật cúng bốc bát hương

Như đã nói ở trên lễ cúng bát hương không cần quá nhiều lễ vật nên việc bố trí, sắp lễ cũng đơn giản hơn. Bạn nên chọn 5, 7, 9 bông hoa hồng hoặc cúc cắm 1 đến 2 lọ đều được. Trái cây nên chọn 5 loại quả có hình tròn, dài căng mang màu sắc tươi tắn như chuối, cam, táo, bưởi, thanh long,… Lễ vật bố trí cạnh bát hương, gọn gàng, sạch sẽ là được. Các vật phẩm phong thủy trên bàn thờ không nên di chuyển, xê dịch ảnh hưởng đến sự thanh tịnh vốn có của không gian thờ cúng. 

Bát hương Bát Tràng vuốt cao cấp S2 P18 men lam
Bát hương Bát Tràng vuốt cao cấp S2 P18 men lam

Gốm Phong Thủy Tiên Anh vừa cung cấp các cách bày bát hương bàn thờ gia tiên đến quý vị và các bạn qua nội dung bài viết trên đây. Để chọn được các mẫu bát hương cũng như đồ thờ cúng sứ Bát Tràng chính hãng, chất lượng với mức giá tốt bạn có thể yên tâm đến với Gốm Phong Thủy Tiên Anh. Mọi thông tin vui lòng liên hệ đến với Gomdaiviet.vn để được tứ vấn và hỗ trợ kịp thời. Mong rằng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến quý vị và các bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *