Hiện nay việc thờ cúng ông địa thần tài đã không còn xa lạ với những công ty, hộ kinh doanh buôn bán. Bởi theo quan niệm dân gian, thờ ông địa và thần tài sẽ mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. Vì thế, cách sắp xếp bàn thờ ông địa là yếu tố đặc biệt mà bạn nên quan tâm khi muốn lập bàn thờ. Trong bài viết sau cửa hàng gốm phong thủy Tiên Anh sẽ hướng dẫn cho bạn cho bố trí các vật phẩm đúng chuẩn phong thủy. Hãy theo dõi ngay nhé.
Lý do nên lập bàn thờ ông địa – thần tài
Ông địa và thần tài là hai vị thần quan trọng của nhân gian. Bởi một vị chuyên cai quản đất đai và một vị chuyên cai quản tiền bạc, mang đến may mắn cho người dân. Vì thế, nhiều gia đình đến nay vẫn giữ tín ngưỡng thờ cúng này. Đặc biệt là những gia chủ làm ăn kinh doanh.
Tìm hiểu về vị thần cai quản tiền bạc – Thần tài
Theo quan niệm dân gian thần tài là vị thần ở trên thiên đình giữ nhiệm vụ cai quản tiền bạc. Tuy nhiên, trong một lần ông uống rượu say và rơi xuống cõi trần bị người dân phát hiện ra. Lúc này thấy ông ăn mặc khác lạ nên tưởng kẻ điên nên đã lấy quần áo của thần tài án đi.
Do uống quá nhiều rượu nên khi tỉnh lại dưới trần gian ông không nhớ mình là ai. Bởi khi rơi từ trên thiên đình xuống, ông bị đập đầu vào đá, bị mất trí nhớ. Sau đó, ông phải đi xin ăn ở các quán ven đường. Khi ông vào quán bán gà vịt thì khách kéo đến lũ lượt để mua hàng. Nhưng do thấy ông quần áo rách rưới bẩn thỉu nên chủ quán đuổi đi ngay lập tức.
Nhưng khi đuổi thần tài đi thì ông lại được chủ quán đối diện rủ lòng thường mời vào ăn. Điều lạ lẫm ở đây là từ khi ông bước vào quán thì quán này lại đông đúc, thu hút rất nhiều khách hàng. Do đó, người dân xung quanh trấn đó tranh nhau để mời thần tài về nhà. Chính vì điển tích này mà dân gian mới có câu thần tài gõ cửa.
Sau khi được nhiều người quan tâm, mời về cửa hàng ông được mọi người dẫn đi mua quần áo mới. Trùng hợp thay, thần tài lại đến đúng ngay nơi nhận mua quần áo, mũ nón của ông khi mới rơi xuống phàm trần. Khi ông mặc lại quần áo của mình thì ngay lập tức nhớ lại mọi chuyện xảy ra trước đó nên đã bay về trời. Ngày ông bay về trời chính là ngày mùng 10 tháng giêng. Bởi vậy, về sau người dân lấy ngày này là ngày vía thần tài nhằm ghi nhớ sự xuất hiện của ông tại trần gian.
Tìm hiểu về thần thổ địa cai quản đất đai
Thổ công hay còn được gọi là ông địa, bởi ông có nhiệm vụ trông coi, cai quản đất đai. Vì thế, mới có câu đất có thổ công, sông có hà bá. Ông địa có thân hình tròn trĩnh, phúc hậu, bụng phệ. Khi ông địa cười sẽ mang đến nhiều điều tốt lành, bình an, xua đi những tà khí không tốt.
Mỗi gia đình sẽ có một vị thổ địa riêng, chuyên coi đất đai, nhà cửa phần âm. Vì thế, khi thờ cúng thổ địa sẽ giúp mảnh đất của bạn đang sinh sống không bị quấy phá bởi ma quỷ. Thờ thổ công sẽ giúp chủ nhà làm ăn thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Do đó, ông địa và thần tài là hai vị thần luôn được thờ cúng cùng nhau, giúp con người tránh được nhiều điều tai ương, hoạn nạn. Từ đó, công việc làm ăn được tiến triển, phát tài, phát lộc.
Chi tiết cách bài trí bàn thờ ông địa hợp phong thủy
Nếu bạn muốn thờ cúng ông địa thần tài tốt thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ đồ thờ. Đây là bước đầu tiên để gia chủ có thể thỉnh các vị thần về trấn an nhà cửa, tiền tài. Vì thế, sau đây là những vật phẩm không thể thiếu khi thờ ông địa thần tài.
Các vật phẩm cần có trên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài
- Tượng Thần Tài – Thổ Địa
- Tờ hiệu
- Một bát hương
- Ống hương
- Lộc bình
- Hai chiếc Đèn thờ
- Mâm bồng
- Kỷ chén thờ 5 cái đối với bàn thờ cỡ lớn. Hoặc kỷ chén thờ 3 cái với bàn thờ cỡ nhỏ
- Một cái nậm rượu
- Ba chóe thờ đựng: gạo, muối, nước
- Một bát Minh đường tụ thủy
- Linh vật: Thiềm thừ, tỳ hưu, long quy, ngũ phúc hoa mai….
Cách bố trí bàn thờ ông địa
Cách sắp xếp bàn thờ ông địa đúng phong thủy không phải là điều dễ dàng, yêu cầu gia chủ phải cẩn thận trong từng bước thực hiện. Bàn thờ ông địa nên đặt trong nhà, tránh để lộ thiên vì dễ bị vong lang thang quậy phá. Đặc biệt phải thể hiện được sự trang nghiêm và lòng thành kính của bản thân trước các vị thần. Vì thế, bố trí phải thực sự tỉ mỉ. Sau đây là chi tiết cách sắp xếp các vật phẩm trên bàn thờ thổ địa – thần tài.
Vị trí tượng Thần Tài – Ông Địa
Tượng của hai vị thần này được đặt đầu tiên ở trong bàn thờ. Trong đó thần tài được đặt ở bên trái ban thờ và ông địa đặt ở bên phải. Hướng đặt này được nhìn từ bên ngoài vào. Tấm bài vị được dán ở trên vách bàn thờ, gia chủ cần phải dán chắc chắn để không bị rơi rớt.
Lưng bàn thờ phải đặt quay lưng với bức tường và dựa sát vào tường. Không nên để phía sau lưng bàn thờ thổ địa – thần tài có lỗ hổng. Điều này tránh thất thoát tiền của khi làm ăn kinh doanh.
Vị trí bát hương thờ ông địa – thần tài
Bát hương là vật phẩm không thể thiếu khi thờ cúng. Dù đó là bàn thờ gia tiên, ông công hay ông địa. Nếu không có bát hương thì các vị thần không thể thỉnh về. Do đó, vị trí bát hương phải được đặt ở chính giữa bàn thờ. Tuyệt đối không xê dịch bát hương khi đã cúng mời thần về ngự. Đây là đại kỵ trong việc thờ cúng, bởi việc làm này sẽ rước những điều không may mắn đến với gia chủ.
Bên cạnh đó, khi muốn thay mới bát hương thì cần phải đảm bảo các thủ tục theo phong thủy. Khi thay hay di chuyển cần phải xin thần phật cẩn thận bằng cách làm lễ. Nếu thay mới thì cần phải hóa các vật phẩm thành tro và rải xuống sông. Nếu di chuyển thì cần phải dùng vải đỏ để che bát hương trước khi di dời. Điều này giúp tà ma không nhập vào bát hương khi hai vị thần không có nhà.
Vị trí ống đựng hương
Ống hương là vật phẩm giúp gia chủ có thể bảo quản và sắp xếp hương một cách gọn gàng. Thường khi bài trí thì ống đựng hương sẽ nằm ở bên phải bàn thờ thần tài thổ địa.
Vị trí để đặt lộc bình
Lộc bình được dùng để cắm hoa môi khi đến ngày tuần hay các các lễ lớn. Gia chủ nên đặt lộc bình ở bên phải ban thờ, tuân theo quy tắc đông bình tây quả. Bạn có thể chọn một số loài hoa đẹp để thắp ở bàn thần tài như: hoa cúc, hoa hồng hay hoa đồng tiền.
Vị trí đặt mâm bồng
Mâm bồng hay còn được gọi là đĩa đựng hoa quả. Vì thế, khi sắp xếp bàn thờ ông địa cần phải đặt mâm bồng lệch về bên trái. Mỗi lần thắp hương sẽ dùng 3 hoặc 5 loại quả để thắp hương. Nên lựa chọn 5 loại quả để dâng lên các vị thần. Đặc biệt nên chọn những quả tươi ngon, không bị bầm dập, không có gai nhọn. Bởi gai nhọn tượng trưng cho sát khí, không may mắn.
Vị trí đặt linh vật
Khi thờ cúng thần tài thổ địa thì cách sắp xếp linh vật cũng cực kỳ quan trọng. Gia chủ có thể lựa chọn linh vật tùy ý như: cóc ngậm tiền, tỳ hưu hay long quy. Nếu đặt cóc ngậm tiền (thiềm thừ) thì bạn nên đặt hai ông cóc ở hai bên bàn thờ. Hướng mặt vào 2 tượng thần tài và ông địa. Ban ngày thì để ông cóc hướng mặt ra ngoài, khi đêm xuống thì quay ông cóc vào bên trong. Làm như vậy sẽ giúp cho gia chủ giữ được tiền tài khi làm ăn buôn bán.
Vị trí đặt chóe lương thực
Khi thờ thần tài thổ địa thì 3 chóe lương thực là vật phẩm không thể thiếu. Vì thế, cách sắp xếp chóe thờ phải đúng với phong thủy. Ba chóe thờ lần lượt là gạo, muối, nước đặt ngay dưới tượng hai vị thần. Và gia chủ nên lưu ý chỉ thay lương thực vào cuối năm.
Vị trí đặt kỷ chén thờ
Cách sắp xếp bàn thờ ông địa sẽ có kỷ chén thờ. Tùy vào kích thước của mỗi gia đình, cửa hàng mà sẽ chọn loại 5 chén hay 3 chén. Những vật phẩm này sẽ được đặt ngay dưới bát hương.
Vị trí đặt minh đường tụ thủy
Mình đường tụ thủy là bát nước được thả những cánh hoa hồng lên trên. Đây được xem là nơi lưu giữ và bảo quản tiền bạc cho gia chủ. Do đó, vị trí của mình đường được đặt ở ngoài cùng bàn thờ ông địa.
Những chú ý khi lập bàn thờ ông địa
Để việc thờ cúng luôn suôn sẻ và gặp nhiều may mắn, gia chủ cần phải chú ý các điều sau đây:
- Khu vực bàn thờ phải luôn được lau chùi sạch sẽ. Tạo không gian thoáng đãng, không ẩm ướt
- Không đặt bàn thờ ở trước gương
- Không đặt bàn thờ ông thần tài gần những vật có đầu nhọn
- Không đặt bàn thờ ở gần nhà tắm, nhà vệ sinh
- Nên chọn hoa quả tươi để dâng lên các vị thần
- Nên đốt hương mỗi sáng từ trong khoảng thời gian từ 6h – 7h và chiều tối từ 6 – 7h
- Đặt bàn thờ ở vị trí hợp mệnh với chủ nhà
- Không thờ chung thần tài – ông địa với quan âm bồ tát
- Không được động bát hương, vì thế khi lau chùi cần phải chú ý. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến tài chính, thất thoát tiền bạc, kinh tế không ổn định. Gia chủ có thể dùng dùng keo 502 cố định bát hương với mặt bàn thờ.
- Khi mới lập bàn thờ, nên thắp nhang liên tục ít nhất 7 ngày. Nếu bạn không thể canh hương thường xuyên thì có thể dùng hương vòng. Mỗi năm tỉa chân hương vào ngày 23 tháng Chạp
- Tuyệt đối không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ thần tài.
Sắm lễ vật thờ ông địa – thần tài cần chú ý những gì?
- Lau sạch sẽ bàn thờ trước khi đặt các lễ vật lên trên
- Việc lựa chọn lễ vật để cúng ông địa thần tài vô cùng quan trọng. Do đó, gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ: trầu cau, hoa quả, tiền vàng hương, gạo muối nước, văn khấn…Nhưng điều này sẽ góp phần cho việc thờ cúng được hoàn chỉnh
- Nếu kinh doanh buôn bán và thờ thần tài thì lễ vật có thể đơn giản hơn. Bạn chỉ cần thay nước mỗi ngày, hoa tươi thì có thể thắp vào ngày rằm hay mùng 1. Có thể thắp thêm kẹo bánh hoặc hoa quả, thực hiện đều đặn vào mỗi sáng mai khi bạn mở cửa hàng
Kết luận
Như vậy trên đây là những thông tin về cách sắp xếp bàn thờ ông địa theo phong thủy. Cách sắp xếp này sẽ mang đến nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có thể dễ dàng bày trí bàn thờ của gia đình hay cửa hàng của nhà mình.
Nếu bạn có nhu cầu lập bàn thờ ông địa và cần sắm sửa các vật phẩm thờ cúng thì hãy đến với xưởng gốm phong thủy Tiên Anh. Chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn mẫu mã đồ thờ đẹp, chất lượng từ màu sắc đến kích thước. Đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng về sản xuất do Tiên Anh sản xuất.
Quý khách hàng có thể yên tâm về chất lượng và giá cả bộ đồ thờ, cam kết giá cực kỳ cạnh tranh. Bạn thoải mái chọn lựa theo nhu cầu thờ cúng, bởi cửa hàng gốm sứ Tiên Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối đồ thờ cúng trên mọi tỉnh thành. Bên cạnh đó, khi mua hàng tại đơn vị, quý khách còn có nhiều chính sách khuyến mãi, hỗ trợ sau khi đặt hàng. Bạn hãy truy cập websitegomphongthuy.com.vn để được tư vấn miễn phí.