Cách chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên cuối năm 3 miền

Mâm cúng Tất niên - Nghi lễ không thể thiếu tại các gia đình Việt

Đối với người Việt, Tết Nguyên Đán đóng vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây chính là thời khắc chúng ta tiễn đưa năm cũ và chào đón một năm mới tràn đầy hy vọng và niềm tin. Vào ngày cuối cùng của năm cũ các gia đình Việt sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên tươm tất nhất cùng nhau quây quần, đoàn viên và cúng kiếng lên đấng bề trên. Tại bài viết sau đây gốm sứ bát tràng Tiên Anh sẽ cung cấp ý nghĩa và các lễ vật cần có trong mâm cơm cúng tất niên đến quý vị và các bạn. 

Cách chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên cuối năm 3 miền
Cách chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên cuối năm 3 miền

Mâm cúng Tất niên – Nghi lễ không thể thiếu tại các gia đình Việt

Tất niên được hiểu là ngày cuối cùng của năm Âm lịch cũ, được tiến hành vào chiều ngày 30 hoặc 29 Tết. Lễ tất niên là một trong những nghi thức đánh dấu kết thúc một năm cũ, đón chào một năm mới. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa được người Việt lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tất niên cũng được xem là thời khắc các gia đình sum vầy, tụ họp, cùng nhau ôn lại một năm vừa qua và đón chào năm mới sắp đến. 

Lễ tất niên được thực hiện vào chiều 30 Tết, khi mà mọi người gác lại các công việc thường ngày, trở về nhà, cùng nhau chuẩn bị mâm lễ dâng lên gia tiên. Vào ngày này người Việt thường quây quần bên nhau, tổng kết lại năm cũ, ăn uống, chúc mừng. Đây cũng chính là thời khắc mà mọi người tận hưởng giờ phút thảnh thơi sau một năm làm việc vất vả, cùng gia đình đoàn viên trong không khí ấm cúng và hân hoan. Tất niên còn là cơ hội để chúng ta nhìn lại một năm đã qua, suy ngẫm về những gì mình đã làm được và những điều hối tiếc. 

Mâm cúng Tất niên - Nghi lễ không thể thiếu tại các gia đình Việt
Mâm cúng Tất niên – Nghi lễ không thể thiếu tại các gia đình Việt

Trong quan niệm tâm linh của người Việt tất niên cũng chính là thời khắc ông bà tổ tiên trở về với dương gian cùng con cháu. Vào ngày cuối cùng của tháng các gia đình sẽ dọn dẹp vệ sinh, trang hoàng nhà cửa đón Tết. Các gia đình Việt sẽ chuẩn bị một số món ăn truyền thống chỉ có trong dịp tết như: Bánh chưng, giò chả, dưa hành, bánh mứt,… để thưởng thức, cúng kiếng gia tiên và đãi khách khứa. 

Cũng chính vì coi trọng lễ Tất niên mà người Việt trên khắp 3 miền thường chuẩn bị mâm cơm cúng Tất niên tươm tất và đầy đủ. Tùy thuộc vào quan niệm văn hóa vùng miền cũng như điều kiện tài chính và thời gian mà các gia đình có thể chuẩn bị lễ vật cúng phù hợp. Mâm cơm cúng sẽ được các gia đình dâng lên thần linh và gia tiên trước sau đó các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần và thưởng thức các món ăn vào bữa cơm chiều. 

Một số lễ vật cần có trong lễ cúng Tất niên

Lễ cũng Tất niên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quan niệm tâm linh tín ngưỡng và tiềm thức của người Việt. Đây không chỉ là một nghi lễ, một phong tục tập quán mà còn là nét đẹp văn hóa mà người Việt gìn giữ trong suốt nhiều thế hệ. Để thể hiện lòng thành kính với đấng bề trên các gia đình thường chuẩn bị những món ăn ngon và lễ vật tươm tất vào ngày cuối năm. Cụ thể các lễ vật cần thiết trong nghi lễ Tất niên sẽ bao gồm: 

Một số lễ vật cần có trong lễ cúng Tất niên
Một số lễ vật cần có trong lễ cúng Tất niên
Lễ vật mâm cơm cúng tất niên
Lễ vật mâm cơm cúng tất niên
  • Trái cây: Bao gồm ngũ quả, 5 loại trái cây tươi như: Chuối, xoài, sung, đu đủ, thanh long, bưởi, táo, cam, lê, quýt, mảng cầu, dừa, vú sữa,…
  • Hoa: Bình hoa tươi từ 3, 5, 7, 9,… bông, bao gồm các loại hoa như: Cúc vàng, cúc các loại, hoa hồng, ly, lay ơn, mẫu đơn,…
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo, muối
  • Trà, Rượu, Nước lọc
  • Giấy tiền vàng mã
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Chè, Xôi, Cháo trắng
  • Tam sên: Bộ ba món ăn gồm: Thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò luộc, trứng vịt luộc, cua hoặc tôm luộc
  • Gà ta: Nên chọn gà trống tơ có chân đẹp, gà có màu da vàng óng, mào đỏ và to
  • Heo sữa quay
  • Bánh bao
  • Bánh chưng/bánh tét
  • Chả lụa
  • Bình hoa, Lư Nhang

Mâm cơm cúng Tất niên tại các gia đình có thể lựa chọn mâm cúng mặn hoặc đồ cúng chay tùy theo quan niệm và phong tục thờ cúng của gia đình. Trên dải đất hình chữ S, mỗi địa phương, vùng miền, dân tộc lại có các món ăn đặc trưng dâng lên tổ tiên trong ngày Tất niên. Gốm Phong Thủy Tiên Anh sẽ cung cấp một số mâm cơm cúng Tất niên tại 3 miền Bắc-Trung-Nam đến quý vị và các bạn. 

Mâm cúng Tất niên Miền Bắc

Mâm cúng Tất niên Miền Bắc
Mâm cúng Tất niên Miền Bắc

Mâm cơm cúng Tất niên tại miền Bắc Việt Nam phổ biến với các món ăn đặc trưng như: Gà trống tơ luộc, Canh móng giò hầm măng lưỡi lợn, Miến dong nấu lòng gà măng khô, Xôi gấc hoặc bánh chưng, Thịt đông nấu mộc nhĩ, Canh bóng lợn thập cẩm, Giò thủ hoặc giò xào, Dưa hành muối, Nộm đu đủ, su hào,…

Mâm cúng Tất niên Miền Trung

Mâm cơm cúng lễ Tất niên tại miền Trung bao gồm các món ăn với hương vị đặc trưng và màu sắc bắt mắt. Có thể kể đến các món ăn đặc sản vùng miền như: Gà bóp rau răm, Thịt ba chỉ luộc, Măng khô hầm móng giò, Miến xào măng khô, Dưa món, Cá kho, Bánh chưng, Rau bắp cải xào cà rốt, Nem rán, Thịt ngan nấu đông, Giò xào,…

Mâm cúng Tất niên Miền Trung
Mâm cúng Tất niên Miền Trung

Mâm cúng tất niên Miền Nam

Mâm cúng lễ Tất niên của người miền Nam nổi bật với các món ăn đặc trưng, khác biệt so với mâm cúng miền Trung và miền Bắc. Có thể kể đến các món ăn như: Canh măng tươi nấu móng giò, Canh khổ qua nhồi thịt, Chả giò, Dưa giá củ kiệu, Bánh tét, Xôi gấc, Thịt kho hột vịt, Thịt 3 rọi luộc, Nem rán, Gỏi tôm thịt, Chè,…

Mâm cúng tất niên Miền Nam
Mâm cúng tất niên Miền Nam

Bài văn khấn cúng tất niên cuối năm

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.

– Con kính lạy Chư gia Cao Tằng TỔ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ……….

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….

Tín chủ (chúng) con là:…………

Ngụ tại:……….

Trước án kính cẩn thưa trình:

Đông tàn sắp hết

Năm kiệt tháng cùng

Xuân tiết gần kề

Minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!./.

Bài văn khấn cúng tất niên cuối năm
Bài văn khấn cúng tất niên cuối năm

Gốm Phong Thủy Tiên Anh vừa cung cấp các thông tin về ý nghĩa và mâm cơm cúng Tất niên đến quý vị và các bạn qua nội dung bài viết trên đây. Mong rằng với các thông tin trên quý vị đã có thêm nhiều kinh nghiệm thờ cúng hay. Hiện nay đơn vị của chúng tôi đang cung cấp các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính hãng. Để mua đồ thờ cúng, đồ dùng, đồ trang trí gốm sứ bạn có thể yên tâm lựa chọn Gốm Phong Thủy Tiên Anh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *