Thông thường khi dọn vào nhà ở mới thì người ta không chỉ chọn ngày tốt, giờ hoàng đạo để chuyển đến mà còn phải thực hiện lễ nhập trạch. Nhập trạch được xem là một nghi lễ quan trọng và cần thiết khi gia chủ mới chuyển từ nhà cũ để đến nhà mới. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt được nghĩa của nhập trạch là gì? Cần phải lưu ý những gì khi thực hiện nhập trạch? Vậy bài viết sau đây của xưởng gốm phong thủy Tiên Anh sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về lễ nhập trạch nhé!
Khái niệm nhập trạch là gì?
Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống xưa và nay. Thế nhưng vẫn có rất nhiều người chưa nắm bắt rõ được nghĩa của nhập trạch là gì? Tại sao lại cần phải nhập trạch?
Có thể hiểu một cách đơn giản, nhập trạch chính là một nghi lễ trước khi dọn vào ở trong nhà mới của người dân Việt Nam ta. Nghi lễ này xuất hiện từ xưa và cho đến nay vẫn được lưu truyền như một tập tục quan trọng. Việc thực hiện nghi lễ nhập trạch này là giúp thể hiện cho lòng thành kính của gia chủ đối với những vị thần cai quản. Đồng thời đây chính là một nét đẹp văn hóa theo truyền thống xưa nay của dân tộc Việt. Nhập trạch cũng có thể hiểu đơn giản là việc thực hiện thờ cúng tổ tiên, thần linh trước khi dọn đến sống ở một nơi khác.
Ngày nào nhập trạch là tốt?
Như vậy bạn có thể nắm bắt được nhập trạch là gì? Đây là một nghi lễ quan trọng mà gia chủ cần thực hiện trước khi di chuyển đến một nơi ở mới. Theo đó, cũng cần phải chọn ngày đẹp để thực hiện lễ nhập trạch, dọn đến nơi ở mới. Việc lựa chọn ngày nhập trạch đẹp là nhằm giúp cho gia chủ có thể gặp được nhiều điều may mắn, suôn sẻ, thuận lợi hơn trong cuộc sống. Thế nên nhiều người quan tâm đến ngày nào nhập trạch thì tốt.
Để chọn được ngày, giờ nhập trạch tốt thì thường họ sẽ có 3 cách để có thể lựa chọn. Đó chính là chọn theo hướng nhà, chọn theo tuổi chủ nhà và chọn theo giờ hoàng đạo.
Nếu cần phải đáp ứng tất cả các phương pháp chọn ngày nhập trạch này thì điều này rất khó để có thể tìm được ngày ưng ý, phù hợp. Bởi có được ngày hoàng đạo thì không phù hợp với thiên can địa chi hoặc phù hợp thiên can địa chi mà hướng nhà lại không phù hợp…. Điều này khiến cho nhiều gia chủ khá đau đầu khi lựa chọn ngày nhập trạch.
Bởi vậy, muốn xem ngày tốt xấu để có thể tiến hành nghi lễ nhập trạch thì gia chủ chỉ cần tránh thực hiện vào những ngày xấu cố định của năm đó như: sát thủ, tam nương, Dương công kỵ nhật hay những tháng cần kiêng như tháng 3, tháng 7 âm lịch ( bởi 2 tháng này có tiết thanh minh và tháng cô hồn nên có liên quan đến âm khí). Từ đó gia chủ có thể lựa chọn ra một ngày phù hợp nhất, chỉ cần dựa vào một phương pháp là được.
- Ngày Tam nương là: mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng
- Ngày Thọ tử là mùng 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng
- Ngày Dương công kỵ nhật là ngày 13/1, ngày 11/2, ngày 9/3, ngày 7/4, ngày 5/5, ngày 3/6, ngày 8 và 29/7, ngày 27/8, ngày 25/9, ngày 23/10, ngày 21/11, ngày 19/12.
Thời điểm tốt nhất để có thể thực hiện lễ nhập trạch chính là vào sáng sớm, giữa trưa hoặc lúc mặt trời lặn. Bạn nên tránh dọn đồ và nhập trạch vào buổi tối.
Khi nhập trạch cần lễ vật thờ cúng gì?
Với thông tin trên bạn có thể biết được nên chọn ngày nhập trạch như thế nào thì tốt. Đối với việc nhập trạch thì cũng không thể thiếu đi mâm cỗ để thực hiện nghi lễ. Vậy mâm cỗ nhập trạch cần những gì?
Thường thì mâm cúng để thực hiện nhập trạch sẽ gồm ba phần là: hương hoa, ngũ quả, mâm thức ăn. Gia chủ có thể chia mâm cúng thành 3 mâm nhỏ hoặc cũng có thể bày biện chung trên một mâm cúng lớn. Tùy theo phong tục mỗi địa phương cũng như điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị những lễ vật cúng phù hợp. Tuy nhiên mâm lễ cúng vẫn phải thể hiện được lòng thành của gia chủ, không phải là mâm cỗ càng to thì càng được may mắn mà gia chủ cứ sắm lễ cúng theo khả năng, điều kiện kinh tế của mình. Các lễ vật thờ cúng thường được dùng như sau:
- Ngũ quả: Chọn 5 loại trái cây tươi theo mùa, có thể sử dụng ít hay nhiều hơn cũng được, chỉ cần mâm trái cây được chỉn chu, tươi ngon.
- Hương hoa: Sử dụng lọ hoa tươi để thờ cúng ( cúc, hồng, ly…), trầu cau, nhang, đèn cầy, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
- Mâm cơm cúng: Tùy theo phong tục từng nơi mà bạn có thể chuẩn bị mâm cơm cúng cho thể hiện được lòng thành của mình. Đối với mâm cúng mặn thì có thể sử dụng như sau: bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm luộc), xôi, cháo, gà luộc, heo quay… Đối với mâm cơm chay có thể chuẩn bị: đậu hũ, canh rau củ, rau củ xào, bánh chưng chay, chè, xôi đậu, bánh trôi… Bên cạnh đó mâm cơm cúng cần dùng 3 ly rượu, 3 ly trà, 3 điếu thuốc.
Cách cúng nhập trạch chuẩn nhất
Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng, ngày giờ nhập trạch thì sẽ bắt đầu nghi lễ cúng nhập trạch. Các nghi lễ cần phải thực hiện đầy đủ để đem đến ý nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên gia chủ cũng có thể loại bỏ một số yếu tố nêu dưới đây nếu như thấy không phù hợp với phong tục. Các nghi lễ được thực hiện như sau:
- Đầu tiên gia chủ cần phải đốt lò than và đặt nó ngay ở vị trí của cửa ra vào
- Khi xe chuyển nhà tới thì hãy bắt đầu bày các đồ thờ cúng đã chuẩn bị lên mâm sẵn, đồ đạc chuẩn bị đầy đủ để bắt đầu tiến hành cúng nhập trạch.
- Người chủ nhà ( trụ cột của gia đình) nên bước qua lò than đã đốt ở cửa nhà trước tiên ( nên bước chân trái trước, chân phải sau), tay thì cầm bát hương cùng với bài vị gia tiên.
- Tiếp đến các thành viên trong gia đình cũng lần lượt bước qua lò than, tay cầm theo những đồ vật thờ cúng cần thiết còn lại, chăn chiếu, bếp nấu và một số đồ vật như đã chia sẻ trên. Chú ý không ai được đi tay không.
- Khi đã bước vào nhà thì đầu tiên cần phải bật tất cả đèn điện, mở hết các cánh cửa nhằm giúp tạo sự hanh thông khí của căn nhà.
- Một số người trong nhà sẽ tiến hành sắp xếp bàn thờ gia tiên, bàn thờ các vị thần cho gọn gàng. Một số người thì lại bày mâm cúng ở ngay giữa nhà, nên bày hướng về tuổi hợp với gia chủ.
- Một người sẽ đại diện để tiến hành thắp nhang, đọc văn khấn và các thành viên khác cũng đứng chắp tay nghiêm trang.
- Khi đọc xong văn khấn, khi chờ nhang tàn thì gia chủ sẽ bật bếp, nấu một ấm nước pha trà, tốt nhất hãy để nước sôi khoảng 5 phút trước khi tiến hành pha. Việc nấu nước đem đến ý nghĩa là giúp khai hỏa, tạo sức sống cho căn nhà mới.
- Khi nhang tàn thì sẽ thực hiện hóa vàng, khi vàng mã cháy hết thì lấy rượu rưới lên tro tàn.
- Hãy giữ lại 3 hũ gạo, muối, nước để đặt vào bàn thờ Táo quân để thể hiện cho sự no đủ.
- Bước này coi như lễ khấn nhập trạch được hoàn tất đầy đủ. Bạn có thể sắp xếp các đồ đạc khác vào nhà và sắp xếp theo ý muốn.
Những điều cần chú ý đến khi thực hiện nhập trạch
Trước đây, khi mới bắt đầu dọn về nơi ở mới thì các thành viên gia đình sẽ phải tự mình dọn dẹp đồ đến và thực hiện lễ cúng sau. Theo đó, với sự hiện đại như ngày nay thì gia đình bạn có thể thuê một chiếc xe để chở tất cả đồ đạc đến nơi rồi thành viên trong gia đình mới tự sắp xếp đồ vào nhà mới cho phù hợp.
Nếu như gia đình của bạn có vợ chồng, con cái chuyển sang nhà mới thì phải cho người vợ cầm gương tròn vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà). Tiếp đến thì gia chủ tự tay bê bát hương tổ tiên vào rồi các thành viên khác mới lần lượt mang bếp, chăn đệm cùng các đồ đạc khác vào sau.
Gia chủ nên là người tự tay cầm bài vị cúng gia tiên vào nhà mới đến các thành viên khác đi theo sau. Trong tay khi đi vào nhà cũng nên cầm theo tiền hay những đồ vật có giá trị nhằm mang tài lộc, may mắn đến nhà mời. Giúp cho căn nhà luôn được dồi dào, no ấm, đầy đủ.
Một số người quan niệm, không nên cho người tuổi Dần đi vào nhà trước khi thực hiện lễ nhập trạch. Bởi họ quan niệm là không nên “rước Hổ vào nhà”. Theo đó, những người thuộc tuổi Hổ có thể đi vào nhà sau khi gia chủ đã hoàn tất thủ tục, nghi lễ nhập trạch.
Chỉ nên nhập trạch tốt nhất vào buổi sáng, giữa trưa hay mặt trời bắt đầu lặn. Chú ý không được tiến hành chuyển nhà vào buổi tối, nó có thể dẫn theo nhiều điều không may.
Một số lời giải đáp liên quan đến việc nhập trạch
Có cần lập bàn thờ khi thực hiện nhập trạch không?
Có thể nói, bàn thời chính là vật dụng vô cùng quan trọng mà các gia đình cần có. Đây là vật được dùng để có thể kết nối giữa hai cõi âm dương với nhau. Khi bạn dọn về căn nhà mới, nếu như không có bàn thờ tổ tiên thì gia chủ cũng phải có bàn thờ Thần tài – Thổ công. Theo đó, bàn thờ cần có đầy đủ các vật dụng sử dụng để thờ cúng như sau:
- Bàn thờ Thần tài – Thổ công
- Chóe thờ
- Bát hương
- Bình hoa
- Đèn thờ
Nhập trạch cho nhà chung cư thế nào?
Đối với những căn hộ chung cư thì lễ nhập trạch cũng sẽ được tiến hành như các căn hộ bình thường. Gia chủ cũng thực hiện đầy đủ các thủ tục như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, với các căn hộ chung cư thường có đặc thù là diện tích khá nhỏ, sử dụng lối đi hành lang chung nên bạn cũng chú ý lựa chọn thời gian phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến những phòng bên cạnh.
Khi nhận căn hộ chung cư, cần tránh nhập trạch vào thời gian như sau:
- Tháng 1 nên tránh ngày Ngọ
- Tháng 2 nên tránh ngày Mùi
- Tháng 3 nên tránh ngày Thân
- Tháng 4 nên tránh ngày Dậu
- Tháng 5 nên tránh ngày Tuất
- Tháng 6 nên tránh ngày Hợi
- Tháng 7 nên tránh ngày Tý
- Tháng 8 nên tránh ngày Sửu
- Tháng 9 nên tránh ngày Dần
- Tháng 10 nên tránh ngày Mão
- Tháng 11 nên tránh ngày Thìn
- Tháng 12 nên tránh ngày Tị
Có nên thực hiện nhập trạch trước và bốc bát hương sau?
Có thể nói lễ nhập trạch là lễ cúng khi thực hiện dọn vào nhà ở mới chứ không phải là ngày nhận nhà mà chưa được chuẩn bị các đồ dùng cần thiết để sinh sống. Thế nên, khi có người ở nhà thường xuyên thì hãy làm lễ nhập trạch, không nên thực hiện nghi lễ nhập trạch trước rồi mới thực hiện bốc bát hương sau sẽ không tốt.
Thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được lễ nhập trạch là gì? Việc nhập trạch khi chuyển đến một nơi ở mới vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự may mắn, tài lộc, thuận lợi, bình an của cả gia đình. Thế nên gia chủ nên chú ý thực hiện đầy đủ các nghi lễ, thủ tục để hoàn tất việc chuyển đến một nơi ở mới thuận lợi. Khi chuyển đến một nơi ở mới thì sẽ cần đến các đồ vật thờ cúng. Trong đó, sử dụng các đồ vật thờ cúng bằng gốm sứ Bát Tràng do cơ sở gốm phong thủy Tiên Anh cung cấp là sự lựa chọn tin cậy nhất. Mời quý khách tìm hiểu thêm về các sản phẩm tại gomphongthuy.com.vn hoặc liên hệ Hotline 0869.91.9669 để được tư vấn nhé!